Đàm Quang Huy
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Trung Quốc và thủ đoạn bản thỉu chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa

Go down

Trung Quốc và thủ đoạn bản thỉu chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa Empty Trung Quốc và thủ đoạn bản thỉu chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa

Post  Admin Sat Jan 30, 2010 9:58 pm

HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CHƯA - BAO - GIỜ LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG HOA
Trung Quốc và thủ đoạn bản thỉu chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa Hujint10
Bất chấp thực tế hiển nhiên là Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Quốc gia Việt Nam, trung ương đảng cộng sản lãnh đạo Trung Hoa đã thử biện hộ cho mưu đồ bành trướng của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa qua việc bóp méo nội dung một số cổ sử để mạo nhận rằng “Trung Hoa là nước đầu tiên đã khám phá, khai khẩn, thâu huê lợi và quản lý các quần đảo gọi là Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa). Từ ngàn năm nay, những chính phủ Trung Hoa liên tục đã đặt quyền pháp trên những nơi đây. Dân tộc Trung Hoa là người chủ tại hai quần đảo này không thể phản biện”. [23]

Mặc khác, trung ương đảng CS Trung Hoa đã xảo ngôn cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chỉ là những đảo và những dãi cát cận bờ thuộc miền Trung Việt Nam, chứng minh vì thế hai quần đảo này không phải là Tây Sa và Nam Sa của Trung Hoa.

Nhưng thực tế vẫn là thực tế, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã và sẽ vĩnh viễn là của Việt Nam.

1/ Những lý lẽ của nhà cầm quyền Trung Hoa đưa ra nhằm ngụy biện các việc “khám phá”, “khai khẩn” và “thâu huê lợi” của dân tộc Trung Hoa tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tài liệu đã được Bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố ngày 30 tháng 1 năm 1980 đã nhắc tới hai tác phẩm [24] từ thời Tam Quốc (220 265) để chứng minh rằng từ lâu Trung Hoa đã “khám phá” Tây Sa và Nam Sa. Họ cũng đưa ra một danh sách 6 tác phẩm[25] từ đời Tống đến đời Thanh (thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 19) và xác nhận rằng những tác phẩm này ”kể lại những cuộc hành trình của người Hoa đi đến Tây Sa và Nam Sa và những hoạt động sản xuất mà họ đã thực hiện từ hơn ngàn năm” và “đã đặt tên lần lượt cho hai quần đảo này với những tên sau đây : Jiurulozhou, Shitang, Qianlishitang, Wanlishitang, Changsha, Qianlichangsha, Wanlichangsha » v.v..., để chứng minh rằng dân tộc Trung Hoa đã “khám phá”, “khai khẩn” và “thu hoạch huê lợi” ở Nam Sa và Tây Sa.

Nhưng thực tế thì nội dung phần trích dẫn từ hai tác phẩm thời Tam Quốc thì rất mơ hồ. Riêng về 6 tác phẩm từ đời Tống đến đời Thanh thì chúng chỉ nhằm vào việc ghi chép những sự hiểu biết của dân Trung Hoa qua các thời đại này về các lãnh vực địa lý, lịch sử, tập quán… của những xứ khác trong vùng Ðông Nam Châu Á và vùng Nam Châu Á và về các hải trình từ Trung Hoa đi đến các nước khác ; trong đó không hề có những ghi chép về những cuộc du hành của người Hoa tại hai quần đảo này cũng như sự mô tả về “hoạt động sản xuất” tại đó. Những cái tên ngày xưa, theo Bắc Kinh, là tên mà các tác phẩm đó chỉ hai quần đảo, giả sử rằng thực sự đúng là như thế, thì chúng chỉ là những tên mà người Trung Hoa đã sử dụng trong quá khứ để mô tả địa lý các nước ngoài hay là những hải trình ở trên Biển Ðông, những cái tên của các địa phương này không hề có giá trị pháp lý để chứng minh rằng các quần đảo đó thuộc Trung Hoa.

Riêng về việc “khám phá” của Trung Hoa, giả sử sự việc này đúng như thế, thì nó cũng không có một ý nghĩa pháp lý nào để chứng minh rằng từ thời kỳ đó, những quần đảo mà người Trung Hoa gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ của Trung Hoa. Sự việc “khai khẩn” và sự việc “thâu huê lợi” của người Hoa tại Tây Sa và Nam Sa giả sử có thật thì cũng chỉ là hành động của cá nhân, vì thế quốc gia Trung Hoa không có cách nào để nhận chủ quyền ở hai quần đảo đó.

2/ Vấn đề giả mạo dữ kiện để minh chứng thẩm quyền của các triều đại Trung Hoa tại Hoàng Sa và Trường Sa qua hồ sơ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc.

Ðiểm chính mà công luận đòi hỏi chính quyền Trung Hoa phải chứng minh là : từ bao giờ và bằng cách nào quốc gia Trung Hoa chiếm đóng Tây Sa và Nam Sa ? Bắc Kinh đã vô phương giải thích một cách đứng đắn. Vì thế chính quyền Trung Hoa chỉ xác nhận bằng những lời nói chung chung như ”những nhà cầm quyền Trung Hoa tiếp nối đã hành sử thẩm quyền” tại hai quần đảo. Và để chứng minh họ đưa ra một số bằng chứng trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 19, mà 3 bằng chứng giả mạo như sau :

2.1/ Bằng chứng 1 : Hồ sơ đã ghi ở trên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã trích dẫn một đọan văn và cho là của Wu Jing Zong Yao, viết dưới triều Renzong (1023 1063) Bắc Tống : Triều đình Bắc Tống ”ra lệnh cho quân đội hoàng gia tuần tiễu xây dựng ở Guangnan (hiện thời là Quảng Ðông) một nơi đóng quân nhằm vào việc tuần tiễu trên biển” và “xây dựng những chiến thuyền bằng loại có sống giữa (navire à quille)»... “Nếu người ta theo gió Ðông để cho thuyền đi về hướng Tây Nam, mất 7 ngày để từ Tunmenshan đến Jiuruluozhou”.

Cho rằng rằng Jiuruluozhou là “quần đảo Tây Sa”, hồ sơ trên kết luận rằng ”triều đình Bắc Tống đã sử dụng thẩm quyền của mình ở quần đảo Tây Sa”, và “hải quân Trung Hoa đã tuần tiễu cho đến Tây Sa”.

Nhưng sự thật thì hoàn toàn không đúng như thế. Wu Jing Zong Yao đã viết như sau :

”... ra lệnh cho quân đội hoàng gia thực hiện việc tuần tiễu, xây dựng một trại quân cho việc tuần tiễu trên biển tại hai bến tàu ở phía Ðông và phía Tây khoảng cách là 280 trượng [26], cách Tunmenshan 200 lí [27] và xây dựng những chiến thuyền bằng loại có sống giữa.

Nếu người ta theo gió Ðông để cho thuyền đi về hướng Tây Nam, mất 7 ngày để đi từ Tunmenshan [28] đến Jiuruluoshou, thêm 3 ngày nữa thì đến Pulaoshan (thuộc Huanzhou) [29], sau khi đi thêm 300 lí về hướng Nam thì tới Lingshandong. Ở phía Tây Nam của nơi này thì có các nước Dashifu, Sizi, Tianzhu [30] . Không thể ước lượng được khoảng cách. [31]”

Như thế rõ ràng trong phần trích dẫn ghi trên đây của Wu Jing Zong Yao, một đoạn ghi lại việc hoàng đế của Bắc Tống ra lệnh ”xây dựng một trại quân dùng vào việc tuần tiễu trên biển” ở bến Quảng Châu (Guangzhou), một đoạn khác mô tả vị trí địa lý của trại quân ghi trên, và một đoạn khác mô tả hải trình đi từ bến Quảng Châu cho đến Ấn Ðộ Dương. Không thấy chỗ nào ghi rằng hải quân Trung Hoa đi tuần tiễu cho đến quần đảo “Xisha” (Tây Sa). Như thế, hồ sơ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã cắt một đoạn để dán vào một đoạn khác nhằm ngụy tạo bằng chứng để dành lấy Hoàng Sa của Việt Nam. [32]

2.2/ Bằng chứng 2 : Hồ sơ dẫn trên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã dựa lên những việc quan sát thiên văn xãy ra ở Nam Hải và đầu triều Nguyên (Yuan) để khẳng định rằng ”dưới triều Nguyên, quần đảo Xisha Tây Sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa”.

Theo Yuanshi, lịch sử chính thức của triều Nguyên (Yuan), những quan sát thiên văn đã thực hiện vào đầu triều đại này được kể lại như sau :

”Những đo lường về bóng của mặt trời tại bốn biển được thực hiện ở 27 vị trí, phía Ðông cho tới Kaoli Cao Ly, phía Tây cho tới Tianchi, phía Nam cho tới Zhuya, phía Bắc cho tới Tiele.” [33]

Dưới tựa đề “quan sát bốn biển”, Yuanshi đã ghi lại 27 vị trí [ii][34] mà nơi đó đã được thực hiện những quan sát thiên văn, trong đó gồm có các nơi Kaoli, Tiele, Beihai, Nanhai.

Những dữ kiện đã ghi lại trong “Yuanshi” cho thấy rõ ràng rằng những quan sát thiên văn tại 27 vị trí không phải là việc “quan sát khắp đất nước” như hồ sơ của Bắc Kinh đã khẳng định, mà là việc “quan sát ở bốn biển”.

Ðó chính là lý do mà “Yuanshi” cũng đã ghi chú những vị trí ở ngoài lãnh thổ Trung hoa như Kaoli (Ðại Hàn), Tiele (Sibérie, Nga), Beihai (vùng bờ biển ở Sibérie), Nanhai (Biển Ðông). [35]

Giả sử rằng vị trí quan sát thiên văn vùng “Nanhai” ở tại Xisha (Tây Sa tức Hoàng Sa), việc này cũng không có nghĩa là Xisha thuộc lãnh thổ Trung Hoa từ thời Yuan (Nguyên). Bộ Yuanshi cũng đã xác nhận rằng lãnh thổ Trung Hoa về hướng Nam chỉ đến đảo Hải Nam và không vượt qua sa mạc Gobi [36] ở phương Bắc.

2.3/ Bằng chứng 3 : Hồ sơ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã trích dẫn việc một toán tuần tiễu trên biển do Phó Ðô Ðốc Wu Sheng chỉ huy, từ 1710 và 1712, dưới đời nhà Thanh : ”Khởi hành từ Qiongya, đội hải quân đi đến Tonggu và đi ngang qua Qizhouyang và Sigengsha, trải qua như vậy 3.000 lí, để tự mình thực hiện một vòng kiểm soát”, để khẳng định ”Quizhouyang là vùng đảo Xisha – Tây Sa, tại đó lực lượng hải quân của tỉnh Quảng Ðông đảm trách việc tuần tiễu”.

Nhưng sự thực thì hoàn toàn không phải như vậy. Những địa danh trong đoạn trích dẫn trên đây thì ở trong vùng chung quanh đảo Hải Nam :

Quiongya, đó là “vùng quân sự Quiongya (đảo Hải Nam) dưới triều Thanh, bộ chỉ huy đóng ở Qiongshan gần thành phố Hải Khẩu (Haikou), ở phía Bắc đảo Hải Nam. [37]

Tonggu thì ở điểm Ðông Bắc đảo Hải Nam. [38]

Qizhouyang chỉ vùng biển có 7 đảo mang tên Qizhou ở về phía Ðông đảo Hải Nam. [39]

Sigengsha là một dãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam. [40]

Sư thật tìm thấy qua sự nghiên cứu khách quan ở những văn bản gốc. Việc này cho thấy rằng bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã có hành động cố ý giả mạo để cho Qizhouyang trở thành “vùng đảo Tây Sa” và việc tuần tiễu của Wu Sheng chung quanh đảo Hải Nam trở thành việc tuần tiễu “vùng đảo Tây Sa”, cuối cùng kết luận rằng vùng này ngày xưa ”được lực lượng hải quân tỉnh Quảng Ðông phụ trách việc tuần tiễu”.

Sự đối chiếu những đoạn trích dẫn trên đây do Bắc Kinh đưa ra với các bản chánh đã cho thấy rõ rệt rằng ba điểm này không hề có một tương quan nào với quần đảo “Xisha”.

Bắc Kinh cũng đã nói sai khi cho rằng một số địa dư chí của các địa phương của Trung Hoa dưới thời Minh và Thanh có viết ”Quảng Châu (Wanzhou) bao gồm Qianlichangsha (Thiên Lý Trường Sa) và Wanlishitang” [41] nhằm mục đích chứng minh rằng ”quần đảo Xisha và Nansha vào thời đó thuộc Wanzhou (Quảng Châu), phủ Qiongzhou (Khâm Châu), tỉnh Quảng Ðông”. Nhưng trong bộ Da Qing Yi Tongzhi (Ðại Thanh Nhất Thống Chí), bộ địa dư chính thức được viết bởi Viện Quốc Gia Sử Học dưới triều nhà Thanh với lời dẫn nhập của hoàng đế Xuanzong năm 1842, không hề có đoạn nào ghi nhận rằng “Qianlichangsha” và “Wanlishitang” thuộc về Wanzhou (Quảng Châu), phủ Qiongzhou (Khâm Châu), tỉnh Quảng Ðông. Cũng có thể do lý do này mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đã không trích dẫn đoạn nào thuộc bộ sách này, mặc dầu đây là một bộ sách chính thức của quốc gia Trung Hoa.

Mặc khác, nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng tạo dựng lên bằng chứng đó là ba bản đồ Trung Hoa (tất cả được thực hiện dưới triều nhà Thanh) [42]. Người đọc có thể tự hỏi rằng tại sao họ không công bố những bản đồ này. Hành động dấu diếm này người ta có thể hiểu dễ dàng, đó là tất cả những bản đồ của Trung Hoa, cho đến những năm đầu của Cộng Hoà Trung Hoa, thì không có ghi nhận về Xisha và Nansha như là nhà cầm quyền Bắc Kinh đã tuyên bố. Hay là họ phải cần thời gian để vẽ bản đồ ?

Về việc đổ bộ chớp nhoáng quần đảo Xisha, thừa lệnh của Tổng Ðốc Quảng Ðông Zhang Renjim, Ðô Ðốc Hải Quân Li Zhun cầm đầu 170 quan quân, vào năm 1909, đã đổ bộ lên một số đảo thuộc Xisha, thì đây là một hành động bất hợp lệ, bởi vì ít nhất từ hàng thế kỷ, Hoàng Sa mà Trung Hoa gọi là Xisha, đã là một lãnh thổ của Việt Nam. Ðây không phải là một vùng hải đảo vô chủ.

Về việc đổ bộ của Hải Quân Cộng Hòa Trung Hoa trên đảo Phú Lâm (Ile Boisée) thuộc Hoàng Sa và đảo Itu Aba thuộc Trường Sa vào tháng 12 năm 1946 là một hành động xâm lăng, bởi vì đã từ lâu, hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Việt Nam.

Về việc chiếm đóng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại nhóm đảo Ðông Bắc từ năm 1950 và từ 1974 nhóm Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa lúc đó dưới sự kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa, cũng là một hành động xâm lăng bằng vũ lực.

Việc xâm lăng, xãy ra chớp nhoáng hay sau đó chiếm đóng lâu dài, hoặc bất kỳ hành động nào của Trung Hoa ở Hoàng Sa và trên đảo Itu Aba thuộc Trường Sa là một hành vi xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Những hành động này chà đạp luật pháp quốc tế và sẽ không đem lại cho kẽ gây hấn bất kỳ một quyền hạn hay có một chủ quyền nào ở những nơi này.

3/ Một dẫn chứng mới của Bắc Kinh : Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không phải là “Xisha” và “Nansha” của Trung Hoa.

Hồ sơ dẫn trên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được kết luận bằng một sự khẳng định long trọng : ”Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam không phải Xisha của Trung Hoa”, cũng tương tự ”Quần đảo Trường Sa của việt Nam không phải Nansha của Trung Hoa” ; Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chỉ có thể là ”những đảo và những dãi cát cận bờ ở Trung phần Việt Nam”. Phía Trung Hoa còn khẳng định thêm rằng phía Việt Nam không thể ”chứng minh rằng Trường Sa tức là Nansha của Trung Hoa”. Ðây là những lý lẽ mới mẻ mà Trung Hoa chưa từng sử dụng.

Từ những lý lẽ này lại người ta thấy rằng, một mặt, Bắc Kinh công nhận sự hiện hữu của những đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mặc khác họ cũng cho rằng có sự hiện hữu của những đảo gọi là Xisha và Nansha. Như thế thì những cái gọi là “Xisha” và “Nansha” thì chúng ở đâu ? Những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chúng đã được ghi nhận trong một số lượng lớn sử sách của Việt Nam và được vẽ trên nhiều bản đồ của Việt Nam cũng như Tây Phương (dưới tên Paracels và Spratley hay Spratly). Những người lãnh đạo Trung Quốc đã tự cho rằng hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ của Trung Hoa mà không trình bày ra một bằng chứng nào và đặt tên cho hai quần đảo này là “Xisha” và “Nansha”. Và hôm nay họ lại lên tiếng cho rằng Việt Nam không thể chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa tức là “Xisha” và “Nansha” của họ. Thật là không có cách nào để diễn tả cái điêu ngoa của những lời xảo trá này. Việc này cho thấy Bắc Kinh đã không còn tìm thấy được một lý do nào đứng đắn và thuyết phục hơn để tranh cãi với Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.

Tất cả những tác phẩm của Việt Nam đã phân biệt một cách rõ rệt giữa Hoàng Sa và những đảo cận bờ ở miền Trung Việt. Trong Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quí Ðôn đã ghi rõ rằng Ðại Trường Sa ở về phía bên kia của đảo Ré và để đi đến đó phải mất ba ngày và ba đêm.

Bản đồ Ðại Nam Nhất Thống Toàn Ðồ cũng có vẽ Hoàng Sa Vạn Lý Trường Sa ở về phía bên kia các đảo cận bờ như cù lao Chàm, cù lao Ré, cù lao Xanh (Puolo gambi), cù lao Thu (Poulo Cécir de mer) v.v…

Mặc khác, những người cầm quyền Trung Quốc đã bóp méo bài viết năm 1837 của linh mục J.L. Tabert để cho rằng quần đảo Hoàng Sa mà linh mục này đề cập chỉ là ”những đảo và dãi cát gần bờ thuộc miền Trung Việt Nam”. Những người này không biết thật hay là giả đò không biết ? Bởi vì năm sau, 1838, Linh mục Tabert cho in bản đồ An Nam Ðại Quốc Họa Ðồ trong quyển Tự Ðiển Latin Việt (Dictionarium Latino Anamiticum) và trên bản đồ này, phía ngoài của những đảo chánh ven bờ thuộc miền Trung Việt Nam như là cù lao Chàm, cù lao Ré, cù lao Xanh, cù lao Thu v.v… có vẽ một cách minh bạch “Paracel seu Cat Vang”. Như vậy là linh mục Tabert đã phân biệt một cách rõ rệt giữa quần đảo Hoàng Sa ở giữa Biển Ðông với những đảo cận bờ của miền Trung Việt Nam. Hầu như tất cả những bản đồ của những nhà hàng hải Tây Phương vào các thế kỷ thứ 16, 17, và 18 đều vẽ Pracel hay Parcel trong vùng của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hôm nay, và chúng ở cách xa những đảo cận bờ của miền Trung Việt Nam.

Năm 1959, có 82 ngư dân thuộc Trung Quốc trên 3 chiếc thuyền cặp vào 3 đảo thuộc Hoàng Sa đó là các đảo : Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa, nhưng những người này bị nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ. Về việc này bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 29 tháng 2 năm 1959 có công bố một tuyên bố phản đối Việt Nam Cộng Hòa. Những ngư dân của Trung Quốc, theo như nội dung của bản tuyên bố này, thì bị bắt không phải tại những đảo cận bờ ở miền Trung Việt, mà họ bị bắt trên ba đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tố cáo ngày 19 tháng 1 năm 1974 việc quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, ngày 20 tháng 1 năm 1974, bộ trưởng bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã công bố một tuyên cáo để giải thích việc xâm lăng này. Ðây là một việc không thể chối cãi rằng tất cả sự việc đã xãy ra tại Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi đó là “Xisha”, và kể từ thời điểm đó, quân đội Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa chứ không phải những đảo ven bờ của miền Trung Việt.

Hai thí dụ trên đây chứng minh rằng, cho đến trước ngày 30 tháng 1 năm 1980, tức thời điểm mà bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố hồ sơ nhắc ở trên, những gì mà Bắc Kinh gọi là “Xisha” và “Nansha” thì đúng là các quần đảo “Hoàng Sa” và “Trường Sa”, chứ không phải là những đảo cận bờ của miền Trung Việt Nam, tức là Paracels và Spratley hay Spratly trên các bản đồ hải trình của hàng hải quốc tế.

Bởi vậy, những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không bị thay đổi vị trí địa lý do việc “hán hóa” tên của chúng ; và cũng không thuộc về Trung Hoa vì những trá ngụy dấu đầu lòi duôi do nhà cầm quyền Bắc Kinh dựng lên.

******************************************************************************


Mặc dầu đã làm biết bao nhiêu phong trào tuyên truyền láo khoét và đã bỏ ra biết bao công sức từ mấy thập niên nay để cắt dán tài liệu nhằm bóp méo nội dung để tạo dựng lên những lý lẽ, nhưng Bắc Kinh vô phương chứng minh được rằng từ khi nào Trung Hoa đã chiếm hữu Hoàng Ha và Trường Sa và quốc gia này đã hành sử chủ quyền của họ ra sao tại những nơi đây. Sự việc rất đơn giản :

Bởi vì quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và quần đảo Trường Sa (Spratley hay Spratly) mà nhà cầm quyền Trung Quốc gọi là “Xisha” và “Nansha” chưa bao giờ thuộc về lãnh thổ của Trung Hoa.

Kết Luận

Chắc chắn là có những vấn đề tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng việc cần thiết là những vấn đề này phải đặt ra cho đúng.

Trên căn bản thực tế lịch sử và luật quốc tế người ta thấy rõ rệt điều này :

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã từ lâu và bất biến là lãnh thổ của Việt Nam, bởi vì quốc gia Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo này từ khi chúng chưa thuộc về bất kỳ một quốc gia nào và Việt Nam đã thiết lập tại những nơi đây thẩm quyền quốc gia đồng thời hành sự thực sự chủ quyền của mình tại hai quần đảo này một cách liên tục.

Về phần Trung Hoa, quốc gia này chưa từng chiếm hữu Hoàng Sa và Trường Sa, mà họ gọi dưới hai tên Xisha và Nansha, họ cũng chưa từng hành sự chủ quyền của họ trên hai quần đảo này. Cho đến đầu thế kỷ 20, quốc gia Trung Hoa cũng chưa bao giờ lên tiếng đòi hỏi chủ quyền tại những nơi này. Thế nhưng ngày hôm nay họ lại bóp méo lịch sử bằng cách trưng bày những bằng chứng không đúng sự thật để lên tiếng dành chủ quyền Xisha và Nansha.

Như vậy ở điểm này, về thực tế, không phải là sự khác biệt về quan điểm giữa Việt Nam và Trung Hoa, mà đó là một hành vi gây hấn và xâm lăng của Trung Hoa tại quần đảo Hoàng Sa – lãnh thổ không thể tách rời của việt Nam, đồng thời đó là những yêu cầu hách dịch và vô lý tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Hoa phải trả lại cho Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và từ bỏ mọi yêu sách tại quần đảo Trường Sa. Ðây là một việc đương nhiên và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Những tham vọng của Bắc Kinh tại hai quần đảo Hoàng Sa và Tường Sa chỉ để lộ đường lối chính trị bành trướng chủ nghĩa và chủ nghĩa bá quyền của một đế quốc, nhắm xâm chiếm Việt Nam, cũng như Lào và Cam Bốt, để từng bước kiểm soát Biển Ðông, biến thành nơi này một cái ao sau nhà, dùng bán đảo Ðông Dương như một bàn đạp để bành trướng về hướng Ðông Nam Châu Á.

Những hành động của nhóm lãnh đạo Trung Hoa – xâm lăng Hoàng Sa và âm mưu cướp đoạt Trường Sa – không những chỉ là một hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam mà còn là một mối đe dọa lên quyền lợi của các nước quanh vùng Biển Ðông cũng như đến nền hòa bình và ổn định ở khu vực Ðông Nam Á.

Dân tộc Việt Nam nhứt quyết tranh đấu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa, chống lại mọi mục tiêu bành trướng của nhóm lãnh đạo Trung Hoa. Công cuộc tranh đấu của người Việt Nam chống lại khuynh hướng bành trướng và bá quyền của Bắc Kinh đã được sự ủng hộ của nhiều tổ chức, chắc chắn sẽ đem lại một chiến thắng trọn vẹn.

[1] Bản đồ của những nhà hành hải Bồ Ðào Nha, Hòa Lan, Pháp như Lazaro Louis, Ferdanao Vaz Dourdo, Joso Teixira, Janssonius, Willem Jansz Blaeu, Jacob Aertsz Colom, Theunis Jacobsz, Hendrick Doncker, Frederich De Wrt, P. Duval, Van La ngren, v.v...

[2] Dòng dõi Chúa Nguyễn 1558 1775, lãnh đạo Ðàng Trong, tức miền Nam VN hiện nay.

[3] Xem bộ Hồng Ðức Bản Ðồ.

[4] Phía Nam của Sa Kỳ, làng An Vĩnh ở trên đảo Ré cũng thuộc Quảng Ngãi.

[5] Ðơn vị đo chiều dài của Việt Nam, khoảng 500 mét.

[6] Xem “Mistère des Atolls – Journal de Voyage au Paracel”, đăng trong tuần báo “Indochine” số 3, 7 và 10 tháng 7 năm 1941.

[7] Từ ngữ Cochinchine hay Cochinchina trong các bài viết của người Tây Phương thì gồm có hai nghĩa tùy theo hoàn cảnh : Việt Nam hay chỉ là miền Nam.

[8] A. Salles có ghi lại trong “Bulletins des Amis du vieux Huê”, số 2, 1923, trang 257.

[9] Note on Geography of Cochinchina của Linh Mục Jean Louis Tabert, đăng trong The Journal of the Aslatie Society of Bengal. Vol VI, 1837, page 745.

[10] Geography of the Cochinchinese Empire, đăng trong The Journal of the Royal Geography Society of the London, bộ số XIX, 1849, trang 93.

[11] Tức là bến Cửa Ðại thuộc Quảng Nam – Ðà Nẵng.

[12] Sa Vinh tức Sa Huỳnh hiện nay, thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

[13] Ngày xưa Bai Cat Vang là một vùng rất nguy hiểm, đầy dẫy những dãi cát và đá ngầm, ở ngoài khơi của Biển Ðông.

[14] Quyển 122, kỳ 2.

[15] Quyển 50, kỳ 1.

[16] Quyển 52, kỳ 1.

[17] Quyển 104, kỳ 2.

[18] Quyển 122, kỳ 2.

[19] Quyển 154, kỳ 2.

[20] Quyển 165, kỳ 2.

[21] Quyển 104, kỳ 2.

[22] Tức là Sóng Tụ Tây (Caye du Nord Ouest) và Sóng Tụ Ðông (Caye du Sud Est)

[23] Hồ sơ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố ngày 30 tháng 1 năm 1980.

[24] Nan Zhou Yi Wu Zhi, Funanzhuan

[25] Mong Liang Lu, Qao Yi Zhi Luc, Dong Xi Yang Kao, Shun Eeng Xiang Song, Zhi Nan Zheng Fa, Hai Guo Wen Jian Lu.

[26] Trượng : đơn vị đo chiều dài của Tàu ngày xưa, tương đương 3,51 mét.

[27] Lí : Ðơn vị đo chiều dài của Tàu ngày xưa, tương đương 0,5 Km.

[28] Tunmenshan ở tại cửa sông Zhoukiang (Quảng Ðông)

[29] Pulaoshan tức là đảo Cham, Huanzhou là nước Chàm.

[30] Dashifu, hay Dashi, theo một sách cổ của Trung Hoa, đó chỉ một vương quốc thời Trung Cổ ở trong vịnh Persique ; Sizi là Srilanka (Tích Lan) ; Tianzhu là Ấn Ðộ (theo các sách của Tangshu, Songshi, Gugintushuzisheng).

[31] We Jing Zong Yao, bộ 1, quyển 20, trang 19a, 19b.

[32] Nhà cầm quyền Bắc Kinh không những chỉ cắt dán tài liệu lịch sử nhằm bóp méo nội dung của các sử liệu đó mà họ còn phiên dịch một cách sai lệch tựa đề của các quyển sách đã trích dẫn. Thí dụ : “Dao Yi Zhi Luc” có nghĩa hiện thời “Khái quát về những đảo quốc (pays barbares insulaires)» (theo khái niệm khinh bỉ của Trung Hoa, “barbare – man, mọi” có ý nghĩa là người ngoại quốc, đã được dịch là “Khái quát về các đảo” ; Hai Guo Wen Jian Lu có nghĩa là “Những sự việc nghe và thấy tại các xứ ngoại quốc”, đã được dịch như sau “Những sự việc nghe và thấy tại các vùng cận biển”.

[33] “Yuanshi”, quyển 48, trang 1a và 1b.

[34] “Yuanshi”, quyển 48, trang 7a và 7b.

[35] Xem giải thích trong quyển Hai Guo Tu Zhi xuất bản năm 1842.

[36] Xem Zhung Wen Da Ci Dien, 1963 (do Ðài Loan công bố)

[37] Theo Yuanshi (phần địa danh), Li Da Gang Wu Poa (nhà Thanh)

[38] Xem bản đồ của Zhung Quo Sin Ju Ji, năm 1917 (do Báo Chí Thương Mại Thượng Hải ấn hành)

[39] idem

[40] Bản đồ hàng hải Trung Hoa, tỉ lệ 1/500.000, trang nói về “bán đảo Liễu Châu (Leizhou) và đảo Hải Nam), do Trung Quốc ấn hành tháng 5 năm 1965 bằng Việt ngữ và Hoa ngữ.

[41] “Guangdong Tongzhi Quảng Ðông Thống Chí», “Qiongzhou Fu Zhi, Khâm Châu Phủ Chí”, “Wan Zhou Zhi, Quảng Châu Chí”

[42] “Huang Quing Gezhi Fen Tu” (1755), “Da Quing Wan Nian Yi Tong Di Li Quan Tu” 1810, “Da Quing Yi Tong Xia Quan Tu” (1817).

Nguồn :

(Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa Lãnh Thổ Việt Nam: Trương Nhân Tuấn lược dịch từ hồ sơ “Les Archipels Hoang Sa et Truong Sa, Territoire Vietnamien” 1981, ......, CAOM, Aix En Provence, Pháp
Quốc )

Admin
Admin

Posts : 21
Join date : 2010-01-29

http://damquanghuy93.friendhood.net

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum